Triệu Tiến Khải
2022-12-05
Tam Hiệp, huyện Yên Thế
Câu hỏi: Bảo tồn bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết người DTTS
Hiện nay có một số nơi trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều trẻ em và người lớn không còn biết nói tiếng dân tộc đặc biệt là thế hệ trẻ ngày càng ít nói chuyện và giao tiếp bằng tiếng dân tộc. nếu cứ để vậy chỉ sau một thời gian sẽ không còn giữ được tiếng nói của người dân tộc thiểu số? xin hỏi hiện nay trung ương, tỉnh có chính sách gì để bảo tồn tiếng nói, chữ viết của người dân tộc thiểu số không?
Đơn vị trả lời:
Câu trả lời:

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS luôn là một nội dung quan trọng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chỉ đạo. Với quan điểm nhất quán, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định, văn hóa các DTTS là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất, đa dạng. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ban hành và thực hiện đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo động lực để phát triển đời sống kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng vùng đồng bào DTTS.

Để bảo tồn, phát triển rộng khắp các làn điệu dân ca dân tộc thiểu số, tỉnh Bắc Giang và cấp ủy, chính quyền các địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình dân ca, trong đó có việc chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến khích thành lập các Câu lạc bộ hát dân ca. Các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Lạng Giang đã quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của dân ca các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Toàn tỉnh, đã thành lập và duy trì được tổng số 49 CLB hát dân ca dân tộc thiểu số (Theo số liệu năm 2020: huyện Lục Ngạn là địa phương dẫn đầu trong công tác này, toàn huyện có 22/29 xã, thị trấn thành lập được 29 CLB; huyện Sơn Động 09 CLB, huyện Lục Nam 06 CLB, huyện Yên Thế 03 CLB và huyện Lạng Giang 02 CLB). Hoạt động của các CLB hát dân ca không những góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc thiểu số mà còn trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng hấp dẫn, thu hút du khách tham quan, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương, tiêu biểu như: CLB dân ca Cao Lan, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế; CLB hát then-đàn tính xã An Lạc, huyện Sơn Động; CLB hát dân ca dân tộc Cao Lan, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam. Trong thời gian qua Người có uy tín huyện Sơn Động, Lục Ngạn đã rất tích cực trong công tác tổ chức các lớp dạy tiếng nói, chữ viết cho các thế hệ trể, tiêu biểu như bác Nguyễn Văn An, người có uy tín huyện Lục Ngạn; bác Bàn Văn Cường người có uy tín ở huyện Sơn Động.

Thực trạng hiện nay có thế hệ trẻ nở một số vùng đồng bào dân tộc miền núi không còn biết nói tiếng dân tộc, ngại mặc trang phục dân tộc, nếu không có biện pháp khắc phục sẽ là nguyên nhân làm cho thế hệ trẻ người dân tộc không biết nói tiếng dân tộc. BTC cũng xin tiếp thu và sẽ có ý kiến phản ánh, đề xuất với trung ương, tỉnh để có chính sách phù hợp.

Ngày 30/10/2020 UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành đề án số 4805/ĐA-UBND ngày 30/10/2020 về Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030; Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể; Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử; Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa được UNESCO ghi danh: Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan h; Bảo tồn và phát huy giá trị Ca trù; Bảo tồn và phát huy Then của người Tày, Nùng - Thành lập các câu lạc bộ Then người Tày, Nùng tại các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động,Yên Thế, Lạng Giang (2021-2025) Tiếp tục kiểm kê di sản Then người Tày, Nùng trên địa bàn có đồng bào dân tộc Tày, Nùng sinh sống; bước đầu ứng dụng nghiên cứu khoa học, kỹ thuật 12 vào nghiên cứu, bảo tồn các tài liệu, hiện vật liên quan đến tín ngưỡng Then (2026-2030). - Mở rộng hình thức, phương pháp truyền dạy; tuyển chọn các nghệ nhân cao tuổi, trong đó có nghệ nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” tham gia truyền dạy, đào tạo nghệ nhân trẻ; Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh tổ chức 10 lớp truyền dạy hát Then, đàn tính (giai đoạn 2021-2025, tổ chức: 05 lớp; giai đoạn 2026-2030, tổ chức: 05 lớp); tăng cường hoạt động truyền dạy và thực hành tại cộng đồng.